Các nước xưng vương Năm_nước_xưng_vương

Từ khi lập quốc, các đời thiên tử nhà Chu đều tự xưng tước vương, còn các nước chư hầu được phong các tước vị nhỏ hơn như Công, Hầu, Bá, Tử, để giữ sự độc tôn về tước vị cho thiên tử. Tuy nhiên khi bước sang thời Xuân Thu, nhà Chu suy yếu, một số nước chư hầu phát triển lớn mạnh, lấn át các nước khác và bắt đầu tự đưa mình lên ngang hàng với vua nhà Chu, mở đầu là nước Sở (704 TCN)[1], sau đó là NgôViệt[2], nhưng cũng chỉ là số ít trong số chư hầu, đa phần các nước khác nếu muốn làm bá chủ đều phải mựon danh nghĩa thiên tử để ra lệnh cho chư hầu. Sang thời Chiến Quốc, các nước chư hầu càng phát triển mạnh hơn và cũng không thèm dùng đến danh nghĩa của thiên tử nhà Chu nữa[3], lần lượt ra mặt xưng vương. Năm 334 TCN, hai nước chư hầuNgụyTề hội nhau ở Từ Châu, cùng nhau làm lễ tự xưng vương hiệu.

Trong khi đó ở phía tây, thế lực nước Tần phát triển lớn mạnh sau biến pháp Thương Ưởng, vua Tần Huệ vương cũng làm lễ xưng vương năm 325 TCN, sau đó nước Hàn cũng tự xưng vương năm 324 TCN. Tần Huệ Vương chủ trương liên kết với Tề, Sở cùng chống lại Tam Tấn (Hàn, Triệu, Ngụy) Trước tình hình đó, người nước NgụyCông Tôn Diễn phát động phong trào hợp tung chống Tần[4], được vua nước Ngụy phong làm tướng quốc.

Năm 323 TCN, Công Tôn Diễn hội vua năm nước chư hầuNgụy, Hàn, Yên, Tống[5]Trung Sơn để làm lễ xưng vương cho các vua chư hầu. Lúc bấy giờ, HànNgụy đã xưng vương, ba nước còn lại chưa có vương hiệu. Theo đề nghị của Công Tôn Diễn, vua ba nước Yên, TốngTrung Sơn bỏ tước hiệu cũ, tự xưng là vương (Yên Dịch vương, Tống Khang vương, Trung Sơn vương Thác), thực hiến kế hoạch chống lại ba cường quốc Tần, Tề, Sở.